Category: Social Media

Top 14 ưu điểm và nhược điểm của social media

Khi bạn nhận ra hiện nay có rất nhiều người sử dụng mạng xã hội, bạn biết rằng đây là lúc bạn nên bắt đầu sử dụng social media marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Vào lúc này, bạn có thể phân vân về những ưu và nhược điểm khi dùng mạng xã hội (social media) làm một công cụ marketing.

Chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc đó trong bài viết này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về social media marketing, hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay theo số 0902 379 967. Đừng quên, chúng tôi cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên toàn quốc, nên cho dù bạn đang ở TP.HCM hay Hà Nội, chúng tôi đều có thể giúp bạn.

Giờ thì, bắt đầu thôi!

 

Những ưu điểm của mạng xã hội

Mạng xã hội là một cơ hội tuyệt vời để bạn phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là 7 lợi ích lớn nhất của social media marketing.

1. Tiếp cận được nhiều người

Ngày nay, hàng triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Đó là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp của bạn tiếp cận một lượng lớn những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Theo nghiên cứu của Pew Research Center, tỷ lệ người trưởng thành ở Mỹ sử dụng các trang mạng xã hội (cả trên máy tính lẫn thiết bị di động) là:

  • YouTube: 73%
  • Facebook: 68%
  • Instagram: 35%
  • Pinterest: 29%
  • Snapchat: 27%
  • LinkedIn: 25%
  • Twitter: 24%

Những người trưởng thành ở Mỹ thường sử dụng nhiều hơn một mạng xã hội, tạo cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác nhau.

Ví dụ, một quán cà phê ở Washington, D.C., có thể sử dụng mạng xã hội để tiếp cận người dân địa phương và khách du lịch. Họ có thể nhắm mục tiêu người dùng trong bán kính hoặc vị trí nhất định khi tạo quảng cáo hoặc thúc đẩy các bài đăng không phải trả tiền. Cả hai chiến lược này đều có thể cải thiện lượng người ghé qua cửa hàng.

2. Kết nối trực tiếp với đối tượng mục tiêu

Mạng xã hội là một trong số ít các kênh marketing cho phép bạn kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu tiềm năng. Bạn biết ai quan tâm đến doanh nghiệp vì họ chọn theo dõi các tài khoản mạng xã hội của bạn. Lợi thế này giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Hiểu rõ hơn về họ: Khi bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, bạn có thể cung cấp nhiều nội dung có giá trị hơn cho họ. Những nội dung cá nhân hóa theo sở thích của người dùng sẽ khuyến khích tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng,
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn: Kết nối trực tiếp với khách hàng cho phép bạn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Bạn có thể trực tiếp giải quyết vấn đề cũng như xây dựng thương hiệu theo hướng tích cực trong quá trình này.
  • Thu thập được những đặc điểm của khách hàng mục tiêu: Bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Bạn nắm được những ai tương tác với bạn và cách họ tương tác. Điều đó giúp bạn điều chỉnh chiến lược để phù hợp hơn với những đối tượng mục tiêu.
  • Biết được cách người dùng đánh giá về doanh nghiệp của bạn: Bạn biết khách hàng nghĩ gì về công ty để từ đó phát huy những điểm nhiều người thích và cải thiện những điểm chưa tốt.

Kết nối trực tiếp với khách hàng là một cách hoàn hảo để cải thiện một chiến dịch marketing toàn diện. Bạn sẽ nhận được thêm những thông tin chi tiết từ những người theo dõi và điều chỉnh chiến lược social marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng này.

3. Đăng nội dung miễn phí

Các doanh nghiệp có thể đăng tải các nội dung miễn phí, mở ra cơ hội cực kỳ lớn để tiếp cận khách hàng tiềm năng với chi phí 0 đồng. Bạn được tự do đăng tải bao nhiêu nội dung tùy thích ở nhiều định dạng khác nhau như bài viết, ảnh, video,…Đó là một cách tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của bạn đến những người quan tâm và giúp họ quen thuộc hơn với doanh nghiệp.

4. Tiếp cận với dịch vụ quảng cáo trả tiền

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo trả tiền của những nền tảng này nếu muốn. Mỗi mạng xã hội sẽ có các hình thức quảng cáo trả phí riêng, và những dịch vụ bạn có thể tiếp cận được cũng sẽ khác nhau.

Các mạng xã hội cho phép bạn điều chỉnh quảng cáo để tiếp cận với những ai quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp nhưng chưa biết đến bạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng mới.

5. Xây dựng thương hiệu

Một ưu điểm khác của social media marketing là khả năng xây dựng thương hiệu. Khi bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu, bạn cũng đồng thời giới thiệu bản thân đến họ. Việc không giới hạn số lượng nội dung đăng tải cho phép bạn xuất hiện nhiều lần trong tâm trí người dùng. Càng nhìn thấy nhiều, người dùng càng quen thuộc với bạn, từ đó tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ được cải thiện vì chúng ta có xu hướng mua những thương hiệu quen thuộc. 

Mạng xã hội cũng giúp bạn xây dựng thương hiệu vì người dùng có thể chia sẻ bài viết của bạn, từ đó, bạn tiếp cận được với không chỉ người dùng mục tiêu mà cả gia đình và bạn bè của họ, giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn, nhất những người mà bình thường bạn sẽ không tiếp cận được.

6. Cải thiện traffic cho website

Mạng xã hội là chất xúc tác tuyệt vời để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web vì hầu hết các nền tảng này đều cho phép chèn liên kết vào bài đăng. Nếu nội dung của bạn hấp dẫn, người dùng sẽ bấm vào liên kết dẫn đến website, nơi mà họ có thể tìm hiểu thêm về doanh nghiệp. Đó có thể là lần đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu của bạn, hoặc cũng có thể là để tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ. Lúc này, nếu khách hàng đủ tin tưởng, họ sẽ sẵn sàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Ví dụ: Chiến lược social media marketing của một phòng nha khoa thành công có thể khuyến khích người dùng ghé website và người dùng thậm chí sẽ đặt lịch hẹn đầu tiên.

7. Đánh giá hiệu quả

Social media marketing cũng cho phép bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Bất cứ khi nào bạn chạy một chiến dịch marketing, bạn đều muốn biết chiến dịch đó hoạt động như thế nào. Mạng xã hội giúp bạn dễ dàng theo dõi chiến dịch và đánh giá mức độ hiệu quả của nó.

Bạn có thể xác định được số lượng người xem bài đăng, bình luận, lượt thích, lượt chia sẻ,… Nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo, bạn cũng có thể xem các chỉ số như impression, số nhấp chuột, chuyển đổi,…Một khi đã nắm được những chỉ số này, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và tối ưu hoá chiến dịch.

8. Tham gia miễn phí 

Bạn hoàn toàn không mất tiền khi tham gia hầu hết các mạng xã hội hiện nay. Do đó, thứ mà bạn sẽ đầu tư nhiều nhất chính là thời gian. Dĩ nhiên, bạn có thể dùng các công cụ trả phí để đạt được hiệu quả cao hơn, nhưng điều đó là tuỳ thuộc ở bạn, bạn không bị bắt buộc phải trả tiền để tiếp cận được người dùng.

9. Tạo các nội dung viral

Có lẽ lợi thế độc đáo nhất của mạng xã hội là khả năng nhận được sự trợ giúp từ những người theo dõi bạn. Con người chúng ta thường thích chia sẻ mọi thứ với người quen của mình, từ ảnh và công thức nấu ăn đến các bài báo thú vị và các ưu đãi hấp dẫn. Do đó, người dùng tiềm năng của bạn có thể chia sẻ những nội dung mà bạn đăng tải và giúp nó lan truyền đi xa hơn. Bạn sẽ tiếp cận được nhiều người hơn với chi phí thấp hơn so với marketing truyền thống.

10. Thu thập đặc điểm của khách hàng tiềm năng

Bạn cũng có thể sử dụng mạng xã hội để thu thập thông tin khách hàng, điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn. Ví dụ: Social listening (lắng nghe xã hội) cho phép bạn khám phá suy nghĩ của mọi người về công ty. Bạn cũng có thể trả lời những câu hỏi mà mọi người có thể có về thương hiệu của bạn. Ví dụ: Mọi người thích gì ở doanh nghiệp của bạn? Làm thế nào để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng mục tiêu? Hiểu được câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và tiếp cận nhiều người hơn.

 

Những nhược điểm của mạng xã hội

Chiến lược marketing nào cũng sẽ có ưu điểm và tồn tại những nhược điểm. Những bất lợi này không có nghĩa là nó không hiệu quả mà ngược lại, nó giúp bạn chuẩn bị và có những phương án tốt nhất để giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 4 nhược điểm lớn nhất của mạng xã hội:

1. Bạn có thể nhận những phản hồi tiêu cực

Mọi người sử dụng mạng xã hội để đăng những gì mà họ thích, nhưng họ cũng đồng thời chia sẻ những trải nghiệm tiêu cực. Nếu ai đó có trải nghiệm không tốt về bạn, họ có thể chia sẻ nó với những người khác.

Những phản hồi tiêu cực này có nhiều dạng khác nhau. Trên các nền tảng như Facebook, họ có thể để lại đánh giá tiêu cực trên trang của bạn và chia sẻ về trang của họ. Những người khác khi ghé trang sẽ thấy được những bình luận tiêu cực này.

Trên các trang web như Twitter, người dùng có thể gắn thẻ một công ty trong bài đăng. Những người khác có thể tweet lại bài đăng đó và lan truyền trên mạng.

Các mạng xã hội là chất xúc tác để phàn nàn và để lại phản hồi tiêu cực. Rất nhiều người dùng cảm thấy có nghĩa vụ phải chia sẻ kinh nghiệm của họ để những người khác không phải gặp tình huống tương tự. Hậu quả là, quá nhiều phản hồi tiêu cực có thể tác động tiêu cực đến các nỗ lực marketing trong tương lai của bạn.

Cách giải quyết: Bất cứ khi nào bạn nhận được phản hồi tiêu cực trên mạng xã hội, hãy phản hồi lại. Đừng để những lời phàn nàn và lo lắng của mọi người không được giải quyết. Không phải ai cũng sẽ có trải nghiệm tích cực với doanh nghiệp của bạn, nhưng việc giải quyết các vấn đề có thể nói lên nhiều điều về công ty của bạn..

2. Bạn có thể sẽ bị chỉ trích

Thật dễ dàng để các bài đăng lan truyền trên mạng xã hội. Mọi người theo dõi rất sát sao cả điều tốt và điều xấu, nên nếu không cẩn thận về nội dung bài đăng, bạn có thể khiến công ty của mình rơi vào tình huống khó xử.

Ví dụ: Có một thời gian hashtag “WhyIStayed” thịnh hành trên mạng xã hội. Hashtag này dành cho những nạn nhân của bạo lực gia đình chia sẻ câu chuyện của họ. Hashtag đã gây bão trên mạng xã hội và trở thành động lực cho những người bị bạo hành cất tiếng nói của mình.

DiGiorno Pizza đã nhận thấy xu hướng và quyết định nhảy vào. Họ đã chia sẻ một dòng tweet có nội dung “#WhyIStayed you had pizza.” Chỉ trong vòng vài phút, dòng tweet này đã gây ra sự chỉ trích lớn từ cộng đồng mạng.

DiGiorno đã không tìm hiểu trước về hashtag để hiểu được ý nghĩa ẩn sau. Dòng tweet đã bị xóa trong vài phút, nhưng dư âm của nó vẫn còn kéo dài một thời gian dài. Mọi người vẫn nói về nó rất lâu sau đó.

Đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ đối với DiGiorno. Họ đã dành vài tuần tiếp theo để kiểm soát thiệt hại và giải quyết sai lầm của mình với hàng nghìn người trên Twitter. Sự bất cẩn của dòng tweet đã khiến mọi người có cái nhìn tiêu cực về DiGiorno.

Khi bạn đăng bất cứ thứ gì lên mạng xã hội, bạn luôn có nguy cơ là trung tâm của sự chỉ trích. Đó chính là nhược điểm lớn của mạng xã hội.

Cách giải quyết: Luôn nghiên cứu trước khi đăng bất kỳ nội dung nào lên mạng xã hội từ hình ảnh, hashtag cho đến video,… Hãy phân tích xem nội dung này có khả năng biến thành một thứ gì đó gây tranh cãi hay không. Nghiên cứu trước giúp bạn điều chỉnh nội dung để tránh gây ra những tổn hại không đáng có cho công ty.

3. Bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho các chiến dịch

Mạng xã hội không phải là một phương pháp marketing mà bạn chỉ cần làm một lần là xong. Bạn phải liên tục tạo nội dung mới, đăng nội dung và tương tác với người dùng trên các nền tảng. Do đó, nó sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian và khó quản lý, đặc biệt khi bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ.

Bạn phải cân bằng giữa việc đăng nội dung, theo dõi nội dung đó, phản hồi mọi người và đo lường tác động. Nếu bạn không có các nguồn lực, đó có thể là một nhiệm vụ quá sức. Trong trường hợp đó, bạn có thể cân nhắc sự hỗ trợ từ những công ty marketing hoặc phần mềm. Một chiến dịch thành công chắc chắn cần rất nhiều nỗ lực.

Cách giải quyết: Nếu bạn không có đủ nguồn lực, hãy cân nhắc thuê agency cho chiến dịch social marketing. Không những giúp bạn có thêm thời gian quản lý những bộ phận khác trong công ty, bạn còn sẽ được hợp tác với những người có nhiều năm kinh nghiệm và biết cách làm cho một chiến dịch thành công!

4. Bạn phải chờ đợi để thấy được kết quả

Khi các công ty đầu tư vào các chiến lược marketing, họ muốn nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Bạn muốn biết rằng các chiến lược của bạn có đang hiệu quả hay không, khoản đầu tư đó có xứng đáng với thời gian của bạn hay không. Tuy nhiên, với social media marketing, bạn sẽ không thể thấy kết quả ngay lập tức.

Thành công của social media marketing được dự đoán dựa trên thành công chung của chiến dịch. Đăng một nội dung không quyết định sự thành công mà bạn phải đăng nhiều nội dung trong một khoảng thời gian nhất định để xác định mức độ thành công thực sự của chiến dịch.

Đây là một nhược điểm của mạng xã hội vì bạn phải đợi ít nhất một vài tuần để biết được kết quả và điều chỉnh chiến dịch (nếu cần).

Cách giải quyết: Cách giải quyết duy nhất ở đây là kiên nhẫn. Bạn phải tự nhắc mình rằng bạn không thể nhìn thấy kết quả thực sự ngay lập tức cho đến khi chiến dịch của bạn chạy trong một khoảng thời gian. Điều tốt nhất bạn có thể làm là theo dõi hiệu suất của từng bài đăng trên để chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều chỉnh khi đã có đủ dữ liệu phân tích chiến dịch.

 

Hãy để chúng tôi giúp bạn bắt đầu một chiến dịch social media marketing

Social media marketing tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng mới. Đó là một cách tuyệt vời để kết nối với khán giả và giúp họ làm quen với công ty. Nếu bạn đã sẵn sàng gặt hái những lợi ích của mạng xã hội, UNISEO sẽ giúp bạn thiết lập chiến dịch của mình.

UNISEO chúng tôi là một công ty digital marketing cung cấp toàn diện chuyên cung cấp các dịch vụ về social media marketing. Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm sẽ mang kiến ​​thức và chuyên môn của họ vào chiến dịch của bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn tạo một chiến dịch tùy chỉnh để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.

 

Hãy bắt đầu ngay hôm nay

Nếu bạn đã sẵn sàng cho một chiến dịch social media, hãy liên hệ với chúng tôi trực tuyến hoặc gọi đến số điện thoại 0902 379 967 để kết nối với những người kinh nghiệm nhất trong ngành.

Read More